Được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng mở rộng, Nông nghiệp hữu cơ tiếp tục chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững trên toàn cầu. Tại Mỹ, doanh số tiêu dùng hữu cơ đạt 62 tỉ USD năm 2020 (theo khảo sát ngành hữu cơ năm 2021 của OTA – Hiệp hội thương mại hữu cơ), tăng 34% so với bốn năm trước. Tương tự, sản xuất hữu cơ của Mỹ tăng trưởng ổn định, nông dân Mỹ thu hoạch 5 triệu mẫu cây trồng hữu cơ năm 2020, tăng 39% từ năm 2016 (theo ước tính của Mercaris). Viện nghiên cứu NNHC (FiBL năm 2021) ước tính doanh số bán lẻ hữu cơ toàn cầu đạt 126 tỉ USD năm 2019, tăng 34% so với năm 2016, trong khi diện tích cây trồng hữu cơ toàn cầu đạt 179 triệu mẫu Anh, tăng 24% so với năm 2026. Các cơ hội giao thương toàn cầu đã được mở rộng theo đó.
Mỹ đã nhập khẩu 25 tỉ USD nông sản hữu cơ, tương đương 1,9 triệu tấn vào năm 2020, tăng 42% so với năm 2016 (theo Hệ thống Thương mại Nông nghiệp toàn cầu GATS của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dịch vụ Nông nghiệp nước ngoài (FAS). Trong khi đó, xuất khẩu hữu cơ của Mỹ đạt 647 triệu USD năm 2020, với 373.000 tấn, tăng 17% so với năm 2016.
Vì số liệu do do FAS GATS cung cấp bị giới hạn bởi số lượng mã định danh duy nhất có sẵn trong hệ thống mã hài hòa được sử dụng để đo lường thương mại quốc tế cuả Mỹ nên trong bài viết này, chúng tôi sử dụng số liệu do Mercaris thay mặt OTA thực hiện để có số liệu chính xác hơn nhờ đánh giá rộng hơn về thương mại hữu cơ của Hoa Kỳ.
Bảng số liệu xuất khẩu của Mỹ tới các nước trong giai đoạn 2016 – 2020. ( đơn vị: nghìn tấn)
Trong 4 năm từ 2016 đến 2020, xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ của Mỹ tới các nước hầu hết đều tăng. Canada là thị trường lớn nhất, năm 2016 nhập khẩu 107.600 tấn, năm 2020 tăng lên là 132.400 tấn; chiếm hơn 28% tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ xuất khẩu của Mỹ. Mexico là thị trường lớn thứ hai nhập khẩu sản phẩm hữu cơ từ Mỹ, năm 2016 nhập khỏang 122.800 tấn, tuy nhiên đến năm 2020 giảm xuống chỉ còn 101.500 tấn. Tiếp theo là các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, Singapo,…
Xuất khẩu hữu cơ của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ trung bình 6% mỗi năm kể từ năm 2016, đạt 732 triệu USD vào năm 2020 hay 457.000 tấn. Trái cây và quả hạch hữu cơ vẫn là danh mục xuất khẩu lớn nhất cho đến năm 2020, nhưng không tăng trưởng đáng kể; năm 2020 đạt 176.000 tấn, chỉ tăng 1% so với năm 2016. Ngược lại, xuất khẩu hạt có dầu, ngũ cốc hỗn hợp, trái cây, cây công nghiệp, cây dược liệu, rơm, thức ăn gia súc, (nhóm 1); đồ uống, rượu, giấm hữu cơ (nhóm 2) lại tăng trưởng mạnh hơn nhiều.
Năm 2020 – xuất khẩu nhóm 1 đạt 55.000 tấn, tăng 320% so với 2016; nhóm 2 xuất khẩu đạt 47.000 tấn, tăng 1478% so với năm 2016. Sự gia tăng mạnh mẽ ở nhóm 1 chủ yếu là do tăng xuất khẩu cỏ linh lăng và cỏ khô tới Trung Quốc – đạt 38.000 tấn, tăng 496% so với 2016. Ngược lại, con số gia tăng ở nhóm 2 là do mở rộng xuất khẩu hơn 3000 tấn sản phẩm tới các nước như Anh, Nhật, Philipin, Ả – rập – xê –út và Singapo.
Đặc biệt, xuất khẩu giấm hữu cơ sang Anh là trường hợp ấn tượng nhất – đạt 6.600 tấn năm 2020 từ mức gần như không có gì so với năm 2016. Xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả hữu cơ chế biến sẵn cũng đạt mức tăng đáng kể 245% từ năm 2016 lên 9.700 tấn năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Xuất khẩu bột cà chua hữu cơ đã tăng đáng kể từ dưới 400 tấn năm 2016 lên gần 3.100 tấn năm 2020. Tương tự, xuất khẩu trái cây và rau hữu cơ nghiền tăng gấp 3 lần từ ít hơn 500 tấn năm 2016 lên gần 1.700 tấn năm 2020.
Bảng số liệu nhập khẩu của các nước từ Mỹ trong giai đoạn 2016 – 2020. ( đơn vị: nghìn tấn)
Nhập khẩu hữu cơ của Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi tỉ lệ xuất khẩu hữu cơ, trung bình 14% mỗi năm kể từ năm 2016, để đạt 4 tỉ USD năm 2020 hay 3,1 tỉ tấn.
Một phần lớn của sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhập khẩu các sản phẩm: trái cây, hạt với mức tăng trưởng mạnh nhất là năm 2020 725.000 tấn, đạt 919 triệu USD tăng 85% so với năm 2016 trên nhiều loại sản phẩm: chuối, bơ, trái cây hữu cơ đông lạnh…
Nhập khẩu hữu cơ từ sản phẩm thừa của ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn cũng tăng đáng kể, đạt 308 triệu USD – 454.000 tấn năm 2020, tăng 231% so với năm 2016. Nguyên nhân chính là do tăng nhập khẩu bột đậu nành hữu cơ từ Ấn Độ – năm 2020 đạt 342.000 tấn, tăng 1821% so với năm 2016. Với những con số đáng chú ý này thì Ấn Độ trở thành đất nước cung cấp bột đậu nành hữu cơ lớn nhất cho Mỹ.
Nhập khẩu hữu cơ của Mỹ từ Mexico và Argentina cũng tăng đáng kể từ năm 2016. Mỹ nhập khẩu 327.000 tấn từ Mexico năm 2020, tăng 198% so với năm 2016 khi nhu cầu về trái cây và rau hữu cơ của nước này tăng lên. Nhập khẩu hữu cơ của Hoa Kỳ từ Argentina đạt 325.000 tấn trong năm 2020, tăng 83% so với năm 2016. Nhập khẩu hữu cơ của Hoa Kỳ từ Argentina tăng sau khi nhu cầu về ngũ cốc hữu cơ của Hoa Kỳ tăng và hạt có dầu làm thức ăn chăn nuôi. Trong năm 2020, nhập khẩu ngũ cốc (cereals) đạt 166.000 tấn, tăng 114% so với năm 2016. Ngoài ra, nhập khẩu hữu cơ của Hoa Kỳ về các loại hạt có dầu, ngũ cốc (grain) tăng 66% so với năm 2016, đạt 93.000 tấn năm 2020.