TUẦN THỦ LUẬT PHÁP QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
Nguyên tắc 5 – Tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế
5.1 Các hoạt động tìm nguồn cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia về các chủ đề được nêu trong tiêu chuẩn này
5.1.1 Luật pháp và các quy định trong tiêu chuẩn này đã được xác định cho các chủ đề sau:
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Sử dụng bền vững đa dạng sinh học
- Chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý
- Quyền con người, công nhân và trẻ em
- Quyền sử dụng đất
- Quyền của người bản địa và cộng đồng địa phương
5.1.2 Không có bằng chứng về việc không tuân thủ luật pháp và quy định có liên quan
5.1.3 Bất cứ khi nào các yêu cầu trong tiêu chuẩn này chặt chẽ hơn các yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn UEBT chiếm ưu thế
5.2 Các hoạt động tìm nguồn cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng tôn trọng các thỏa thuận quốc tế về các chủ đề được nêu trong tiêu chuẩn này
5.2.1 Đối với các chủ đề trong tiêu chuẩn này, các thỏa thuận quốc tế đã được xác định, bao gồm Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), Nghị định thư về chia sẻ lợi ích và tiếp cận lợi ích (ABS), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), Các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền đối với Người bản địa.
5.2.2 Không tồn tại các bằng chứng về việc không tuân thủ các nguyên tắc của các thỏa thuận quốc tế có liên quan (1.2.1), cũng như các quyết định và hướng dẫn được thông qua dựa trên các thỏa thuận nói trên- cụ thể là nếu không có luật hoặc quy định của quốc gia tồn tại hoặc áp dụng.