TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CHÂU ÂU QUÝ I NĂM 2022

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CHÂU ÂU QUÝ I NĂM 2022

     Kinh tế thế giới nửa đầu năm 2022 đã không thể có được đà phục hồi mạnh mẽ so với cùng kỳ, diễn biến thu hẹp hoặc chậm lại đã bao phủ trên toàn cầu. Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 đã liên tục được điều chỉnh xuống thấp hơn đáng kể so với dự báo được đưa ra đầu năm. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm tại hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia tại khu vực châu Âu – nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Nga – Ukraine. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa tăng cao đã làm gia tăng áp lực lạm phát, kiềm chế nhu cầu tại hầu hết các nền kinh tế. (1)

     Theo báo cáo do Cơ quan thống kê dữ liệu Eurostat của Liên Minh châu ÂU (EU) công bố ngày 1/7, thì giá tiêu dùng ở 19 quốc gia sử dụng đồng Euro tăng 8,6% trong tháng 6. Mức tăng giá tiêu dùng tại khu vực này một tháng trước là 8,1%. Lạm phát của khu vực đồng Euro tăng kỷ lục trong bối cảnh giá năng lượng và lương thực leo thang. Trong đó, giá năng lượng tăng vọt ở mức 41,9% trong một năm qua vì tác động từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. (2)

    Tại EU, trong lĩnh vực thực phẩm, bột mỳ tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước, lên 52,3%. Nhiều loại thực phẩm khác cũng tăng cao, như: giá sữa tăng 31,3%; giá đường tăng 25%, giá trứng tăng 14,2%, giá thịt lợn tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Theo Eurostat, trong 6 tháng đầu năm nay, nhóm mặt hàng lương thực tăng 8,9%, cho thấy lạm phát đang lan rộng trong khu vực đồng Euro.  (2)

     Doanh số bán lẻ ở EU đã giảm vào tháng 4 năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Thương mại bán lẻ giảm mức  1,3% trên toàn EU vào tháng 4 năm 2022, của Slovenia là 7,7%;  Đức là 5,4%, Latvia là 3,9%; Ireland là 1,9%; Luxembourge 3,7% và Tây Ban Nha là 5,3%.

     Thị trường bán lẻ hữu cơ Châu Âu trong 20 năm qua, năm 2000 tăng từ mức 5,558 triệu Euro lên tới 44,830 triệu vào năm 2020. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng trong 5 năm năm gần đây tăng cao hơn nhiều so với những năm trước.

Những thay đổi tích cực này có được một phần là nhờ vào những cơ hội sau:

  • Canh tác, sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu và chứng nhận hữu cơ đều có khung pháp lý xác định, giúp cho các bên liên quan dễ theo dõi và kiểm tra cũng như xác nhận, thực hành.
  • Thị trường phát triển sôi động trong hai thập kỷ qua.
  • Giá bán các sản phẩm NNHC cao hơn và có thể dẫn đến thu nhập tốt hơn cho người sản xuất và chế biến.
  • Người sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ không tiếp xúc với những chất nguy hiểm, vì vậy sức khỏe của họ sẽ tốt hơn.
  • Canh tác hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường
  • Thay đổi động lực dẫn đầu: chủ yếu là động lực kinh tế của nông dân

     Biểu đồ trên đây cũng mô tả một khảo sát của FiBL và AMI trong năm 2022 về các kênh marketing cho các sản phẩm hữu cơ tại Châu Âu, kênh bán lẻ thông thường chiếm thị phần lớn nhất. Tại Úc, 85% sản phẩm hữu cơ được bán bởi kênh bán lẻ thông thường và 15% bán lẻ theo kênh đặc biệt; Đan Mạch 100% sản phẩm hữu cơ được bán bởi kênh bán lẻ thông thường, các nước như Thụy Sĩ, Ireland, Anh, Đức lần lượt là: 79%, 70%, 67%, 60%.

    Tuy nhiên, theo điều tra mới nhất của AMI – Analyse tại Đức quý I năm 2022 thì có sự thay đổi đáng ngạc nhiên của doanh số bán hàng cho cả thị trường chung và thị trường hữu cơ: hầu hết các chỉ số đều giảm.

    Thị trường chung tại Đức giảm 6,5% trong khi tổng thị trường cũng hữu cơ giảm 4,4% lần đầu tiên sau hơn 20 năm tăng trưởng liên tục. Doanh số bán lẻ của thị trường chung giảm tới 7%, trong khi doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ giảm nhẹ 0,6%. Bán hàng online giảm sâu ở mức 25% cho thị trường chung, và giảm tới 51,9% cho thị trường hữu cơ; tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiêu thì đều giảm khoảng 19,4% mỗi nơi. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn đối với kênh sản phẩm khuyến mãi: trong khi thị trường chung giảm 1,6% thì thị trường hữu cơ tăng đột biến tới 12,5%. Đây là chỉ số tăng trưởng duy nhất trên thị trường bán lẻ thực phẩm cho thấy sức hút và nhu cầu đối với sản phẩm hữu cơ của thị trường vẫn còn rất lớn. Những yếu tố kinh tế phục hồi chậm sau đại dịch, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trên toàn Châu Âu dẫn đến sức mua và các chỉ số tiêu dùng giảm mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại nhưng nhu cầu nhu cầu thực sự với sản phẩm hữu cơ vẫn được duy trì. Riêng thị trường online với giá sản phẩm và chi phí vận chuyển tăng cao bị ảnh hưởng mạnh (-51%) sẽ cần có những điều chỉnh phù hợp để cân đối với nhu cầu của người tiêu dùng.

    Những điều chỉnh của sức mua đối với từng kênh bán hàng thực phẩm là một dấu hiệu nhắc nhở các Chính phủ, các tổ chức, cá nhân nên cùng nhau tìm ra phương pháp, hướng đi đúng đắn để điều chỉnh thị trường hữu cơ phát triển bền vững như kỳ vọng.