THỊ TRƯỜNG CÁ HỮU CƠ Ở CHÂU ÂU 2022

THỊ TRƯỜNG CÁ HỮU CƠ Ở CHÂU ÂU

  • Thị trường châu Âu là thị trường thực phẩm hữu cơ lớn thứ hai thế giới và trị giá khoảng 45 tỉ Euro, chiếm khoảng 43% tổng thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu. Mức độ tăng trưởng mong đợi ở thị trường hải sản hữu cơ Châu Âu là 22% trong giai đoạn 2021 – 2026.
  • Theo báo cáo tóm tắt về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của thị trường Nông nghiệp Châu Âu năm 2020 thì đã có 7089 tấn cá hữu cơ được nhập khẩu vào EU năm 2019, chiếm 0,2% tổng số hàng hóa hữu cơ nhập khẩu, tăng 22% so với năm 2018. 
  • Anh và Đức là hai thị trường lớn nhất của châu Âu về các sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ – với nhu cầu ngày càng tăng. Năm 2019, Anh tiêu thị 18.400 tấn sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ, Đức tiêu thụ 16.600 tấn. So với năm 2015, mức tiêu thụ tăng 13% ở Anh và 21% ở Đức. 
  • Nhu cầu về các sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ ở các nước Nam Âu cũng đang tăng. (cao hơn từ 15 – 48% trong vòng 4 năm)
  • Hiệp hội Dinh dưỡng Đức khuyến nghị một đến hai bữa cá mỗi tuần cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt bền vững từ các trang trại hữu cơ theo tiêu chuẩn của Naturland.
  • Đức chiếm vị trí hàng đầu về thu mua cá từ nuôi trồng thủy sản hữu cơ.
  • Lượng mua thủy sản và sản phẩm nuôi trồng của các hộ gia đình tư nhân ở Đức tăng 14% năm 2020.

Nhưng sự khác biệt gay gắt giữa các sản phẩm nuôi trồng thủy sản bền vững và hữu cơ ở châu Âu (không tính phí bảo hiểm cho thủy sản bền vững).

Tại sao lại chọn cá hữu cơ?

Nuôi trồng cá hữu cơ mang lại tính bền vững về:

  • Môi trường và hệ sinh thái địa phương – chất lượng nước, đa dạng sinh học, khai thác quá mức các quần thể cá (Uberfischung).
  • Hệ thống sản xuất: khoảng cách, thức ăn cho cá, sử dụng kháng sinh, phúc lợi động vật.
  • Lợi ích sức khỏe

Tại sao cá chủ yếu được nhập khẩu từ Đông Nam Á?

  • Nhập khẩu thủy sản hữu cơ từ các nước đang phát triển, chủ yếu bao gồm tôm, nhưng cũng bao gồm một lượng nhỏ cá rô phi và cá tra sinh thái.
  • Tôm thẻ chân trắng sinh thái chủ yếu có nguồn gốc từ Ecuador và tôm sú hữu cơ được nuôi ở một số quốc gia (Bangladesh, Madagascar, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam).
  • Nhập khẩu cá rô phi hữu cơ từ Trung Mỹ và nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Cá tra từ Việt Nam:

  • Thịt rất mềm và ngon ngọt với hàm lượng chất béo thấp.
  • Các khu vực bao bọc tích hợp vào sông Mekong mang lại sự di chuyển tự do đặc biệt tốt.
  • Cá được vận chuyển nhẹ nhàng và không căng thẳng đến các nhà máy hữu cơ được chứng nhận, nơi được chế biến theo tiêu chuẩn Châu Âu.
  • Chủ yếu là cá phi lê tươi và đông lạnh – mục đích sử dụng đa dạng.

Tôm:

  • Là loài giáp xác phổ biến nhất
  • Lượng thức ăn bổ sung giảm đáng kể
  • Mật độ thả thấp (tối đa 15 con/ mét vuông) cho ăn bổ sung tối thiểu và sức khỏe vật nuôi tối ưu.
  • Không cần thêm chất bảo quản theo cách bảo quản tôm he.

Nguồn:

Tổng hợp bài viết: Naturland tại Việt Nam