Chính phủ Thái Lan đã đạt mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh hy vọng lĩnh vực này sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Thái Lan đã đầu tư vào phát triển lĩnh vực thực phẩm hữu cơ vài năm nay theo Kế hoạch hành động quốc gia về Nông nghiệp hữu cơ (giai đoạn 2017-2022), đã và đang thực hiện hơn 340 dự án trong vòng 5 năm qua.
Theo Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan (MOAC), những nỗ lực này đã mang lại kết quả nhờ sự gian tăng liên tục của xuất khẩu hữu cơ từ Thái Lan trong những năm qua, cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình là 44,46% hàng năm từ năm 2017 đến 2020.
“Các sản phẩm xuất khẩu hữu cơ chính của Thái Lan có mức tăng trưởng đáng kể, bao gồm gạo, sầu riêng, măng cụt, dừa non, nước cốt dừa và trà xanh. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2021, thị trường xuất khẩu hữu cơ đạt giá trị 1,24 tỉ THB (tương đương 36,2 triệu USD) – MOAC cho biết thông qua một tuyên bố chính thức.
“Gạo hữu cơ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng tôi với giá trị 879 triệu THB (25,7 triệu USD) vào năm ngoái, và các thị trường nhập khẩu chính bao gồm Hoa Kỳ, Hồng Kông, Ý, Việt Nam, Trung Quốc và Thụy Sĩ.”
“Mục tiêu của Thái Lan là trở thành nước dẫn đầu về sản xuất thực phẩm hữu cơ trong khu vực ASEAN và chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới điều nay dựa trên Nguyên tắc của Nền kinh tế hiệu quả để đạt được điều này.
Nguyên tắc của Nền kinh tế hiệu quả là một triết lý quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản của văn hóa Thái Lan, nhấn mạnh sự phát triển dựa trên sự điều độ, thận trọng và miễn nhiễm xã hội và được hướng dẫn bởi kiến thức và giá trị”.
Đồi trà xanh – Ảnh: Unsplash: Chijui Yeh
Để tiếp tục hành trình vươn tới vị trí hàng đầu trong phát triển hữu cơ ASEAN, MOAC hiện đang xây dựng Kế hoạch Hành động về Nông nghiệp hữu cơ (2023 – 2027). Đáng chú ý, chính sách sắp tới này sẽ dự kiến tăng cường tập trung vào công nghệ và phát triển hạ nguồn của chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ.
“Các vấn đề phát triển chính sẽ được giải quyết trong kế hoạch hành động mới sẽ bao gồm việc thúc đẩy nghiên cứu, công nghệ và đổi mới trong lĩnh vực này, bao gồm phát triển cơ sở dữ liệu nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy tiềm năng sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng nông sản hữu cơ, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ và hệ thống chứng nhận, và phát triển tiếp thị hiệu quả hơn và các phương pháp nâng cao nhận thức về lĩnh vực hữu cơ” – Bộ MOAC cho biết.
“Về vấn đề này, MOAC đã được phân bố ngân sách 851,1 triệu THB (24,9 triệu USD) tổng thể để thúc đẩy sự phát triển của ngành trên tổng số 94 dự án.
Các ngân sách riêng để giải quyết từng vấn đề này cũng đã được đặt ra để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu, 48 dự án được lên kế hoạch với ngân sách 176,8 triệu THB (5,2 triệu USD) để cải thiện chuỗi cung ứng, 21 dự án được lên kế hoạch với ngân sách 552 triệu THB (16,1 triệu USD) và để phát triển các chiến lược tiếp thị và nâng cao tiêu chuẩn, 25 dự án được lên kế hoạch với ngân sách 122,3 triệu THB (3,6 triệu USD).
Bài viết gốc: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/05/11/thailand-eyes-asean-leadership-status-for-both-organic-food-production-and-cannabis-tech?utm_source=copyright&utm_medium=OnSite&utm_campaign=copyright