Sau hơn 10 năm phát triển hữu cơ và đặc biệt là với tình hình Covid, người dân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các sản phẩm hữu cơ/an toàn tốt cho sức khỏe gia đình. Khi dân số xấp xỉ 100 triệu và tầng lớp trung lưu ở khu vự đô thị hóa tăng thì yêu cầu về các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang tăng trưởng theo xu hướng chung của thị trường toàn cầu.
Theo Euromonitor (công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London), thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, trị giá 5 tỷ USD vào năm 2019, đã mở rộng với tốc độ trung bình hơn 9% hàng năm trong 5 năm qua. Sản phẩm hữu cơ chiếm một phần tương đối nhỏ trong thị trường này với doanh thu bán lẻ đạt 130 triệu USD vào năm 2019 (Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao).
Tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam, động lực chính của tăng trưởng kinh tế đất nước, đang góp phần mở rộng nhanh chóng thị trường hữu cơ khi những người tiêu dùng này chuyển từ nhu cầu thiết yếu sang các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn khi thu nhập của họ tăng lên.
Theo một cuộc khảo sát do Q&ME (dịch vụ nghiên cứu thị trường tại Việt Nam – sản phẩm của Asia Plus Inc – công ty cung cấp giải pháp tiếp thị và truyền thông, kinh doanh sáng tạo trực tuyến có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản) thực hiện, mối quan tâm số 1 của người Việt khi mua thực phẩm là thực phẩm an toàn (68%) Mối quan tâm về sức khỏe và dinh dưỡng ở mức dưới 50%. Khi mua thực phẩm thì thực phẩm hữu cơ được ưu tiên ở mức 13%. Tuy nhiên, 80% số người được khảo sát biết đến sản phẩm hữu cơ và 70% quan tâm đến thực phẩm hữu cơ. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng những người quan tâm và có thể mua những sản phẩm hữu cơ thuộc nhóm: thu nhập trên 20 triệu/tháng, độ tuổi từ 31 đến 39 và có con. Một điểm khác mà nghiên cứu này chỉ ra là: giá cả là rào cản lớn nhất đối với thực phẩm hữu cơ vì 90% khách hàng mong đợi mức chênh lệch giá của sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm khác chỉ từ 20% trở xuống
Một điểm quan trọng nữa là: ở Việt Nam, sức khỏe cũng là một vấn đề quan trọng, thông thường thì thường vượt xa các mối quan tâm chung khác, chẳng hạn như thu nhập và sự ổn định công việc (theo Khảo sát Niềm tin Người tiêu dùng Toàn cầu năm 2020 của Nielsen). Cuộc khảo sát này cũng ghi nhận nhiều người tiêu dùng cho thấy họ sẵn sàng chi thêm cho các sản phẩm có thể đảm bảo lợi ích cho sức khỏe. “Vietnam Insight Ebook 2021” (Kantar World Panel) báo cáo rằng 79% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát sẵn sàng trả giá cao hơn cho các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Theo như những báo cáo và nghiên cứu trên, có một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam đang mong muốn được mua những sản phẩm có chất lượng tốt hơn và sẵn sàng trả một cái giá đắt hơn cho việc đó.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Statista (công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Đức) cho thấy nhóm hàng mà người tiêu dùng Việt Nam muốn mua là: rau và trái cây chiếm 89,9%. Sau đó đến sữa và các sản phẩm từ sữa 59,23%, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc (đậu, lúa mì, bột mì…) 52,9%, sau đó vẫn còn khoảng 50% là thịt và trứng.
Để cho thấy sự mở rộng thị trường hữu cơ, khi việc sử dụng từ “hữu cơ” trên bao bì và quảng cáo được điều chỉnh bởi Nghị định của chính phủ, Thị trường đã điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Tất cả các kênh thương mại hiện đại đã và đang quảng bá sản phẩm với hình ảnh và từ ngữ như: “tốt cho sức khỏe của bạn”, “an toàn”, “không hóa chất”, “tự nhiên”.
Điểm khác cho thấy rằng các tìm kiếm Trực tuyến cho “thực phẩm hữu cơ” bằng tiếng Việt đã tăng 30% so với cùng kỳ vào năm 2020, theo báo cáo” Việt Nam: Tìm kiếm hàng đầu năm 2020 “của Google.
Các chính sách của Nhà nước về việc khuyến khích và phát triển Nông nghiệp hữu cơ:
Theo quan điểm kinh doanh cho sự phát triển trong tương lai, nhìn về ngắn hạn khi hầu hết các sản phẩm hữu cơ đang nhập khẩu, đây sẽ tiếp tục là mức tăng trưởng lớn nhất lúc đầu. Vì vậy, các nhà nhập khẩu trong nước có vai trò lớn nhất trong giai đoạn này. Nhưng họ thường thích dựa vào các thương hiệu lớn để cam kết lâu dài cho thương hiệu tại Việt Nam. Khi Việt Nam công nhận các chứng nhận hữu cơ từ USDA organic, EU organic, JAS, AOC, đây sẽ là những sản phẩm có cơ hội phổ biến nhất trong ngắn hạn, vì người tiêu dùng trong nước tin tưởng chúng (theo một cuộc khảo sát năm 2020 do FAS / HCMC – Cơ quan Nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, văn phòng Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh – thực hiện), Nhiều người Việt Nam được hỏi cho biết rằng họ thích và tin tưởng các sản phẩm có logo chứng nhận hữu cơ trên bao bì.
Nhưng để thị trường hữu cơ phát triển và mở rộng, người tiêu dùng cần được thông tin nhiều hơn về sự khác biệt giữa hữu cơ, tự nhiên, không biến đổi gen, sinh học, không hóa chất vì người tiêu dùng đang bối rối và nhận thức của họ về hữu cơ chủ yếu là một sản phẩm tốt cho sức khỏe. Vì vậy, rất nhiều công việc cần phải được thực hiện với tất cả các khâu trong quá trình phân phối thương mại hiện đại để đào tạo nhân viên của họ nhằm cung cấp thông tin tốt hơn, đầy đủ hơn và chính xác hơn cho người tiêu dùng.
Theo Albin Deforges – Naturland tổng hợp