COVID-19 THAY ĐỔI HÀNH VI MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỨC NHƯ THẾ NÀO?

COVID-19 thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng Đức thế nào?

Đối mặt với Covid-19: Nấu ăn tại nhà với thực phẩm hữu cơ // © iStock_Ivanko_Brnjakovic

     Một nghiên cứu của Công ty Thông tin Thị trường Nông nghiệp Đức (AMI) cho thấy: Kể từ lần phong tỏa đầu tiên từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020, chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình ở Đức cho tại các cửa hàng thực phẩm cao cấp như thịt hữu cơ và gia cầm đã tăng hơn 50%. Ngược lại, mức tăng doanh thu của ngành thực phẩm chế biến sẵn thông thường (không được chứng nhận hữu cơ) đối với cả hai loại sản phẩm nêu trên chỉ ở mức 20%. Đó không chỉ là tín hiệu tích cực rõ ràng cho ngành công nghiệp thực phẩm hữu cơ mà còn là tín hiệu tốt để nâng cao sức khỏe tinh thần của mọi người.

     Các nhà khoa học của Đại học Queensland và Đại học Washington của Úc đã công bố một phân tích tổng hợp trên tạp chí “The Lancet” vào tháng 10 năm 2021 cho biết rằng số lượng bệnh nhân tâm thần đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới do đại dịch COVID-19. Năm 2020, ước tính có khoảng 53 triệu trường hợp rối loạn trầm cảm và 76 triệu trường hợp rối loạn lo âu, tất cả đều do cuộc khủng hoảng COVID-19 – tăng lần lượt 28% và 26%.

     Ở Đức, các nhà khoa học nhận thấy cả 2 chứng rối loạn kể trên đều có tỷ lệ tăng gần 17%. Một khuyến nghị thường được các chuyên gia đưa ra để ngăn ngừa các vấn đề về tâm thần trong thời kỳ đại dịch là tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh cho cả thể chất và tinh thần. Nhiều người dường như tuân theo khuyến nghị này, đặc biệt là vào đầu đại dịch, và đó chính là nguyên nhân tạo ra nhu cầu tăng cao về thực phẩm hữu cơ tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm.

COVID-19 khiến nhiều người chọn mua sản phẩm hữu cơ hơn

     Trong hai năm qua, các nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn sẵn ở Đức đã bị đóng cửa hoặc đóng cửa một phần trong vài tháng. Nhưng mọi người vẫn cần phải ăn – cho dù có hay không có loại Virus nguy hiểm này. Đây là lý do vì sao không có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng chi thêm khoảng 13% tiền cho thực phẩm ở cửa hàng  nguyên liệu thực phẩm kể từ khi bắt đầu phong tỏa vào tháng 3 năm 2020 cho đến tháng 11 năm 2020. Đối với sản phẩm hữu cơ tươi sống, doanh số bán hàng cơ bản cao hơn khoảng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

     Nhưng tại sao ngành thực phẩm hữu cơ lại phát triển mạnh hơn khá nhiều so với ngành thực phẩm nói chung? Hiệp hội Nông dân Hữu cơ, Chế biến Thực phẩm và Bán lẻ Đức (BÖLW) đã giải thích cấu trúc thị trường là lý do chính: Năm 2019, thực phẩm mua ngoài chế biến sẵn chiếm khoảng 27% tổng thị trường thực phẩm đặc biệt, trong đó sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm 11 % thị trường này. Số liệu cho thấy vào năm 2020, các hộ gia đình ở Đức đã sử dụng nhiều hơn sản phẩm hữu cơ, làm thị phần của sản phẩm hữu cơ đạt 27% bằng cách thay vì tiêu dùng tại các nhà hàng hoặc cửa hàng đồ ăn sẵn bên ngoài, họ đã chuyển sang ăn tại nhà, và đã lựa chọn các sản phẩm hữu cơ thường xuyên hơn. Thực tế, đại dịch đã khiến con người có ý thức, yêu cầu cầu cao hơn về chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững.

COVID-19 vào năm 2022: Nó sẽ tiến triển triển như thế nào?

     Chúng ta hiện đang ở trong giai đoạn có thể là quan trọng nhất của toàn bộ đại dịch COVID-19 và hy vọng nó sẽ sớm kết thúc. Ở giai đoạn này, câu hỏi được đưa ra là mọi thứ sẽ tiến triển theo hướng nào. Hiệp hội nông dân hữu cơ, nhà chế biến và bán lẻ thực phẩm của Đức (BOLW) cho rằng cần phải hiểu: Vì thực phẩm gắn bó với khách hàng/người tiêu dùng bởi yếu tố sức khỏe, tính bền vững và quyền lợi của động vật – do đó thực phẩm hữu cơ sẽ vẫn tiếp tục là một nhân tố quan trọng đối với tất cả mọi người bất chấp đại dịch. Tuy hành vi mua hàng trong tương lai còn phụ thuộc vào sức mua, các ưu tiên của từng hộ gia đình và các khía cạnh về tính bền vững nhưng, chúng ta có thể hy vọng rằng đại dịch có thể sớm bị đánh bại không chỉ để giảm bớt căng thẳng về tinh thần mà còn tiếp tục chuyển đổi ngành công nghiệp thực phẩm thành một ngành bền vững tốt lành cho con cháu của chúng ta.