Việt Nam là một trong 12 nước được Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại giai đoạn II (FFF II) lựa chọn hỗ trợ. Chương trình FFF II là một Chương trình gồm nhiều nhà tài trợ, nằm trong Phân Ban Kinh tế, Chính sách và Sản phẩm rừng (FOE) thuộc Ban Lâm nghiệp của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) nhằm hỗ trợ các tổ chức sản xuất rừng và trang trại (THT, HTX) có cảnh quan chống chịu biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế bền vững dựa vào rừng và trang trại thông qua 04 kết quả:
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và phát triển mạng lưới các tổ chức sản xuất rừng và trang trại
Tại Việt Nam, Chương trình FFF được thực hiện bởi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) để hỗ trợ các nhóm/ các HTX/ THT sản xuất rừng và trang trại tại tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La và một số tỉnh có thể tham gia một số các hoạt động của dự án như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lai Châu, Quảng Ninh, Tuyên Quang.
Trong chương trình FFF giai đoạn II tập trung đào tạo sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ. Các khóa tập huấn tập trung chia sẻ về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ cho các sản phẩm dưới tán rừng như Lúa, Cây ăn quả, Cây công nghiệp, Cây dược liệu… chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các HTX, tổ hợp tác trong sản xuất kinh doanh, quản lý rừng và trang trại bền vững; Xây dựng mạng lưới các nhóm hộ, các tổ hợp tác, HTX sản xuất rừng và trang trại.
Thông qua dự án, cán bộ Hội và lãnh đạo các tổ hợp tác, HTX thực hiện dự án được nâng cao nhận thức về các chính sách, nguồn lực và biện pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh rừng và trang trại bền vững. Đồng thời, góp phần xây dựng mạng lưới các tổ chức sản xuất rừng và trang trại, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, thông tin thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị, phát triển rừng sinh thái gắn với du lịch sinh thái và cảnh quan rừng, tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi BĐKH; tăng cường sự tham gia của người DTTS và bình đẳng giới.
Chương trình FFF II đã quyết tâm áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) ở các địa phương nhằm quản lý tốt hơn các sản phẩm dưới tán rừng. Sau rất nhiều nỗ lực PGS Bắc Kạn, PGS Hòa Bình, PGS Vân Hồ đã được thành lập và đang đi vào hoạt động. Ở các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La đang triển khai các hoạt động để xúc tiến thành lập mạng lưới PGS địa phương.Tham gia chương trình FFF và phát triển các sản phẩm dưới tán rừng theo nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng, hiệu quả. Chương trình đã hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất rừng và trang trại theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp như: Lúa hữu cơ, Rau hữu cơ, Quế hữu cơ; gỗ rừng trồng có chứng nhận FSC để tăng giá trị từ rừng.
Toàn cảnh các đại biểu tham dự Hội Thảo
NGUT. TS. Trần Thị Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (COA) – Đại học Lâm nghiệp
Tags: Organic