Úc dẫn đầu thế giới với hơn một nửa (51%) diện tích đất hữu cơ được chứng nhận trên thế giới (khoảng 35 triệu ha), nhưng không bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn nội địa cho ngành hữu cơ tại quốc gia này. Vì thế, các tổ chức hữu cơ đang muốn thay đổi điều đó.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực hữu cơ, nhãn chứng nhận sẽ thúc đẩy ngành hữu cơ của đất nước phát triển, gia tăng sự chấp nhận và tin tưởng của khách hàng. Vào năm 2020, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chiếm 1,8 tỉ đô la Úc tương đương 3% tổng giá trị sản xuất của tất cả các mặt hàng nông nghiệp được sản xuất tại Úc.
Thực tế là việc dán nhãn chứng nhận hữu cơ làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng ở Đan Mạch. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra các quy định hữu cơ và ghi nhãn cách đây 30 năm. Trong 11 năm liên tiếp, Đan Mạch hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Năm 2020, thị phần hữu cơ của Đan Mạch một lần nữa lại cao nhất so với tất cả các quốc gia khác với 13%; trung bình 1 người chi 384 Euro để mua thực phẩm hữu cơ, cao hơn 40 Euro so với năm 2019.
Mặc dù thiếu quy định bắt buộc phải có chứng nhận khi bán sản phẩm hữu cơ tại thị trường nội địa nhưng các doanh nghiệp Úc vẫn tự nguyện đáp ứng những quy trình chứng nhận xuất khẩu nghiêm ngặt của quốc gia mình. Chẳng hạn như logo Bud để tăng thêm uy tín cho thương hiệu của họ. Nhưng nhiều bên liên quan đồng ý rằng khi có thêm nhãn chứng nhận sẽ cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ ở Úc.
Tất cả những câu hỏi này, các chiến lược và xu hướng liên quan đã được thảo luận vào Hội nghị Hữu cơ Úc trong 2 ngày 21 – 22 tháng 7. Trong số các diễn giả, sẽ có Amarjit Sahota, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Ecovia Intelligence và Niki Ford, Giám đốc điều hành của Australian Organic Limited (AOL).
Ảnh: unsplash – luann-hunt
Quy định về dán nhãn sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, theo nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ quy định về tiêu chuẩn và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ: