BẠN THỰC SỰ PHẢI TRẢ BAO NHIÊU TIỀN CHO THỰC PHẨM CỦA MÌNH?

BẠN THỰC SỰ PHẢI TRẢ BAO NHIÊU TIỀN CHO THỰC PHẨM CỦA MÌNH?

          Khi bạn đi xem phim, tiền vé xem phim có giá 5 Euro, nhưng điều này không có nghĩa là nó bao gồm tất cả những chi phí mở rộng khác, ví dụ như: phương tiện đi lại, nhiên liệu đã dùng, chi phí gọi điện thoại, đồ ăn nhẹ và đồ uống. Tương tự, khi chúng ta đi mua sắm, chúng ta chỉ nhìn thấy được phần giá ghi trên sản phẩm. Phần giá này chỉ là một phần chi phí phát sinh để sản xuất ra sản phẩm, nhưng không phải toàn bộ chi phí.

          Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy theo dõi một chu trình trồng cây khoai tây. Nếu khoai tây được trồng theo quy trình thông thường, nó sẽ được phun thuốc trừ sâu tổng hợp và đất thì được bón phân hóa học. Điều này gây ảnh hưởng tới đất theo thời gian; các sinh vật giữ cho đất “sống” bị giết bởi các chất hóa học và điều này làm cho đất mất đi khả năng chứa và giữ nước. Khi trời mưa, sẽ làm xói mòn đất, các chất hóa học đã được sử dụng bị giải phóng và cuốn trôi theo đường nước vào kênh, sông, hồ và suối. Môi trường thủy sinh bị ảnh hưởng bởi cả điều này và cả con người. Đất không có khả năng giữ nước do sử dụng nhiều hóa chất có thể dẫn đến xói mòn đất, cũng có thể gây ra lũ lụt. Một mặt cộng đồng phải đóng thuế để xử lý nước thải (loại bỏ các chất hóa học độc hại) và mặt khác, phải đào đắp đập để tránh lũ lụt. Cuối cùng, những chi phí phát sinh thêm này sẽ được trả hết bằng thuế của chúng ta, nhưng nó không được phản ánh trên giá cuối cùng mà chúng ta thấy trong siêu thị của các sản phẩm thông thường.

          Người tiêu dùng không biết rằng chúng ta phải trả thêm bao nhiêu tiền cho các chi phí thêm vào bởi các thuế ô nhiễm nước và nước thải do các hoạt động nông nghiệp không bền vững gây ra. Đó là lý do vì sao TCA (chi phí thực tế) lại quan trọng đến vậy. TCA là một công cụ minh bạch giúp hiển thị các phi chí bị ẩn đi và cho người tiêu dùng biết giá thực tế của sản phẩm được mua. Khi bạn thực hiện tính toán chi phí thực của sản phẩm, bạn có thể đánh giá tác động của hệ thống thực phẩm nói chung cũng như của trang trại. Người ta có thể có được chi phí điều chỉnh sản xuất bằng cách tính toán chi phí từ phân bón, máy kéo, hạt giống và dấu chân sinh thái1 hoặc tác động tới khí hậu của các đầu vào hóa học được sử dụng.

          Ví dụ, 1kg phân đạm tạo ra 7kg CO2, thị trường bán giá phân đạm là 25 cent/kg. Nếu 1kg này sinh ra 7kg COthì giá trị khí hậu liên quan cũng phải được tính vào trong đó. Theo FAO, 1000kg CO gây ra thiệt hại 100 Euro. Kết quả này tính ra là 10cent/kg CO2, áp dụng cho phân đạm, giá trị bị ẩn đi này sẽ làm cho giá phân đạm tăng thêm 70 cent/kg, kết quả là chi phí thực tế của 1kg phân đạm là 95 cent/kg thay vì 25 cent/kg theo giá thị trường hiện tại.

         Tổ chức Soil & More Impacts – tính toán tổng chi phí và lợi ích của sản xuất, bao gồm cả chi phí bị ẩn đi của các hệ thống sản xuất khác nhau (hữu cơ và hệ thống sản xuất thông thường) và đưa ra kết quả. “Nông dân canh tác bền vững có lợi ích sinh thái cao hơn so với những phương pháp canh tác khác, vì họ áp dụng các phương thức canh tác khuyến khích tăng cường đa dạng sinh học, thu giữ cacbon trong đất. Khi lượng khí thải cacbon và chi phí sản xuất này được xem xét, canh tác thông thường đắt hơn canh tác hữu cơ.” – Tobias Bandel – Người sáng lập Soil & More Impacts.

         Một cách khác mà chúng tôi xem xét TCA phù hợp với tương tai và tỷ suất lợi nhuận của các trang trại. Một trang trại lớn nuôi trồng thâm canh có thể tạo ra lợi nhuận tốt trong năm đầu tiên, nhưng không phải trong 5 năm. Khi đất bị tổn thương quá nhiều, năng suất có thể bị giảm đi sau 5 – 10 năm.

          Chúng tôi sử dụng đánh giá rủi ro này để cho mọi người thấy những thiệt hại mà họ gây ra cho doanh nghiệp của mình bằng cách trả ít tiền và không đầu tư vào việc tạo ra các loại đất đai, trang trại và các hệ thống có khả năng phục hồi. Ngay cả người mua và người kinh doanh sẽ không thể mua từ một nông dân không thể cung cấp các sản phẩm chất lượng trong 5 năm. Điều này có thể không chỉ gây ra những thiệt hại về mặt sinh thái mà còn cả những thiệt hại về tài chính. Bằng cách này, các ngân hàng ngày càng đưa cái gọi là rủi ro vốn tự nhiên vào kiểm tra mức độ tín dụng của nông hộ đối với các trang trại và chuỗi cung ứng.”

          Hữu cơ cung ứng các giải pháp không chỉ giảm chi phí thực mà còn tăng lợi ích thực của nông nghiệp, ví dụ: đa dạng sinh học tăng, khả năng giữ nước của đất tăng, tăng lượng cacbon được giữ lại trong đất. Nông nghiệp hữu cơ và sinh thái chỉ ra các giải pháp cho các nông trại để chúng ta tốn ít chi phí hơn và giảm đi các mối nguy hại lên đa dạng sinh học. Chúng ta cần giảm sử dụng phân bón, cần những thực hành bền vững ví dụ như phủ đất, che phủ cây trồng… Những biện pháp này giúp tăng khả năng phục hồi của đất và các khía cạnh kinh doanh. Điều này đảm bảo an ninh lương thực. Các hệ thống khác có thể rẻ hơn nhưng không có khả năng sản xuất thực phẩm trong điều kiện thay đổi khí hậu trung và dài hạn. Chúng có thể có giá trị thấp và có tác động tích cực. Canh tác hữu cơ chính là một phần của giải pháp.

          Người tiêu dùng hàng ngày có thể làm gì để nhận thức rõ hơn về chi phí bị ẩn đi? Tăng thời gian cho thực phẩm. Điều này bao gồm những gì chúng ta mua sắm và tiêu dùng. Bạn hãy tìm xem nguồn gốc thực phẩm của bạn từ đâu, và những nỗ lực để sản xuất ra nó. Ngay cả khi chúng ta uống một tách cà phê, có rất nhiều khó khăn và mồ hôi đã đổ xuống để sản xuất ra nó, vì vậy nó không chỉ có giá 1 Euro. Khi bạn mua các sản phẩm hữu cơ và công bằng, ít nhất bạn có sự đảm bảo rằng bạn đang tiêu thụ các sản phẩm có tác động sinh thái tích cực đến môi trường.

          Điều quan trọng là chúng ta biết được thực phẩm chúng ta đang dùng đến từ đâu và người nông dân sản xuất ra nó như thế nào. Hãy dành thời gian để tìm hiểu những câu chuyện đó nhé.

Tham khảo: https://www.organicwithoutboundaries.bio/2021/06/02/how-much-are-you-really-paying-for-your-food/

Dấu chân sinh thái (thuật ngữ tiếng Anh: ecological footprint) là một thuật ngữ mới được sử dụng vào những năm 1990 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia là William E.Rees và Mathis Wackernagel. Theo đó, dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon dioxide, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.